Hoàn cảnh sáng tác bài hát: Chuyến tàu hoàng hôn
Nhắc đến những câu chuyện tình chia ly đầy lãng mạn thì cả thơ ca, văn xuôi hay trong âm nhạc cũng có rất nhiều tác phẩm nói về điều này.
Nhắc đến những câu chuyện tình chia ly đầy lãng mạn thì cả thơ ca, văn xuôi hay trong âm nhạc cũng có rất nhiều tác phẩm nói về điều này. Đối với những người yêu thích dòng nhạc bolero, bài hát:" Chuyến tàu hoàng hôn" đã lột tả được một cuộc tình chia ly nhưng vẫn rất lãng mạn. Hình ảnh đường ray, sân ga và những chuyến tàu là những hình ảnh có thể nói là đắt giá nhất trong bài hát này.
Tiếng còi tàu báo hiệu giờ chia tay đã điểm
Có lẽ trong chúng ta, ai cũng buồn khi nghe tiếng còi tàu rời sân ga, bởi đây là tín hiệu báo giờ chia tay đã đến. Bởi vì khi đoàn tàu đã khuất xa, tiếng còi tàu vẫn còn văng vẳng, in sâu vào trong tâm trí người ở lại. Hình ảnh tiếng còi tàu và đoàn tàu rời sân ga là hình ảnh được sử dụng nhiều trong dòng nhạc bolero, đặc biệt là trong dòng nhạc vàng. Những bài hát nổi tiếng về hình ảnh đoàn tàu có thể kể đến là tàu Đêm Năm Cũ, Hai Chuyến Tàu Đêm, Chiều Sân Ga, Người Tình Không Đến... và cũng không thể không kể đến bài hát về đoàn tàu đã in sâu vào trong tiềm thức của nhiều người đó là Chuyến Tàu Hoàng Hôn của 2 nhạc sĩ Minh Kì và Hoài linh sáng tác.
Có thể nói, đã gần 60 năm trôi qua, bài hát chuyến tàu hoàng hôn đã được nhiều nghệ sĩ thể hiện, chẳng hạn như Lệ Quyên, Quang Lê, Đoàn Minh, Quỳnh Trang..., nhưng ca sĩ gây ấn tượng đầu tin qua bài hát này phải kể đến là danh ca nhạc vàng Hoàng Oanh, với bản thu Dĩa Hát Việt Nam và phần hòa âm tuyệt vời của nhạc sư Nghiêm Phú Phi. Đặc biệt hơn nữa, trong lần đầu tiên thực hiện bản thu cho bài hát này, nữ ca sĩ Hoàng Oanh đã chọn hát lời 2 thay vì là lời 1 đã quá quen thuộc với mọi người.
Bật mí hoàn cảnh sáng tác bài hát Chuyến Tàu Hoàng Hôn
Sau khi thực hiện xong bản thu cho ca khúc Chuyến Tàu Hoàng Hôn, chính nữ ca sĩ Hoàng Oanh đã tiết lộ hoàn cảnh sáng tác bài hát này. " Vào mùa hè 1962, nhạc phẩm Chuyến Tàu Hoàng Hôn ra đời trong một ngày mưa đầu mùa biệt ly. Nhạc sĩ Minh Kỳ là người đặt bút và cũng là người hoàn tất cho bài hát. Sau khi viết xong phần nhạc, ông đã đem đến cho nhạc sĩ Hoài linh viết phần lời. Bản nhạc được viết tại Thị Nghè giữa năm 1962 và sau đó đã được Nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam phát hành và tái bản nhiều lần torng những thập niên 60."
Bài Hát Chuyến Tàu Hoàng Hôn viết về một cuộc chia ly đượm buồn của 2 người torng một buổi xế tà:
Chiều nao, tiễn nhau đi khi bóng ngả xế tà
Hoàng hôn đến đâu đây màu tím dâng trong hồn ta
Muốn không gian đừng tan, níu đôi chân thời gian
Ngừng trôi cho giây phút chia ly này kéo dài,
Trước khi phân kỳ, ước sao cho tàu đừng đi.
Xe lăn êm êm lúc ga chiều sắp lên đèn mưa thu bay bay sắt se lòng ướt vai mềm
Hoàng hôn dần xuống mà ai còn đứng nghiêng trong chiều sương xuống…
Vào một buổi cuối ngày ở trên sân ga vắng người, có một đôi lưu luyến phút chia tay, chia ly. Tác giả bài hát đã khéo léo mô tả không gian và thời gian gợi lên một cảnh buồn, làm cho cuộc chia ly không thể nào bi thiết hơn nữa. Không chỉ dừng ở đó, ta còn thấy trong buồi chia ly còn có " mưa thu bay bay" làm mờ, khuất lối đôi tình nhân. Người trên tàu nhìn người yêu qua khung cửa sổ nhạt nhòa nước mưa, còn người ở lại thì chơ vơ, nhỏ bé giữa sân ga sắp lên đèn. Một cảnh thượng có thể thấy là không thể nào buồn hơn được nữa.
Khi tàu lăn bánh và khuất xa dần, một nỗi cô đơn bao phủ cả không gian sân ga rộng lớn. Lúc này tâm tư cô đơn và đường bao nhịp nối thì tình của người ở lại cũng có trăm nghìn mối. Nhưng người ở lại vẫn chung thủy, vẫn nhìn theo bóng con tàu cho đến khi khuất xa.